Tại buổi chất vấn và trả lời chất vấn vào sáng 18/4 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - ông Đào Ngọc Dung, nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề phân luồng trong giáo dục hiện nay.
Đặc biệt, tình trạng học sinh đi học nghề chưa được như mong đợi, nhiều trường nghề tuyển không đủ chỉ tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.
Câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho rằng: “Trong điều kiện thi đại học, tuyển vào đại học rộng mở như thế này thì công tác tuyển sinh của các trường Cao đẳng, Trung cấp Nghề như thế nào?”
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tỏ ra lo lắng về đầu vào của các trường nghề (ảnh nguồn baogiaothong.vn)). |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng: “Theo chỉ thị 10 của Ban Bí thư là phấn đấu đến năm 2020 chúng ta có 30% học sinh phổ thông cơ sở vào học nghề.
Ở bậc trung học phổ thông tiếp tục có khoảng 60 - 70 % vào học nghề.
Trước tình hình, vừa qua công tác của chúng ta đã khó khăn về số lượng, bên cạnh nhiều trường chất lượng tốt tuyển sinh thừa nhưng một tỉ lệ 60 – 70% các trường nghề mới tuyển được 50 – 60% so với chỉ tiêu. Đây đã là một sự cố gắng rất lớn.
Nhà trường cùng doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên |
Trong thời gian tới, nhận định của chúng tôi việc thu hút học sinh vào học trường nghề ngày càng khó khăn hơn.
Chúng tôi, một mặt nâng cao chất lượng học nghề. Việc nâng cao chất lượng công khai minh bạch để hút người, hút số thanh niên vào học.
Đảm bảo làm sao việc học nghề ra trường có việc làm, có thu nhập và người học nghề có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, nhu cầu học lên thì được tiếp tục liên thông.
Và cuối cùng, nhân diễn đàn này, cũng xin báo cáo với Quốc hội, xin nhân dân ủng hộ, động viên con em tham gia học nghề để tìm được việc làm chính đáng. Đại học không phải là con đường duy nhất”.
Cũng tại buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Phùng Xuân Nhạ có tham gia giải trình những vấn đề liên quan mà các Đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó có việc phân luồng trong giáo dục hiện nay.
Đây được xem là công đoạn quan trọng để định hướng cho việc lựa chọn nghề nghiệp đối với người học hiện nay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khá tự tin về các biện pháp phân luồng giáo dục ở bậc phổ thông hiện nay (ảnh Xuân Quang, vietnamnet.vn). |
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Phùng Xuân Nhạ: “Thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Việc phân luồng, thời gian qua có sự chuyển biến tích cực. Số học sinh đã học văn hóa trong các trung tâm giáo dục thường xuyên tăng lên. Năm vừa rồi tăng 40%.
Số học sinh có nhu cầu chuyển học giáo dục nghề nghiệp không học giáo dục đại học tăng.
Sinh viên nên dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn nghề nghiệp? |
Theo số lượng thống kê năm 2016, hiện có dưới 50 % học sinh tốt nghiệp phổ thông có tiếp tục chọn lựa học đại học.
Như vậy, sự chuyển biến phân luồng giáo dục có sự tiếp tục tăng lên”.
Bàn về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trình bày: “Năm 2017 đã thực hiện một số giải pháp như rà soát nguyên nhân dẫn tới phân luồng học sinh chậm. Trước hết, trách nghiệm thuôc về Bộ trưởng.
Chúng tôi sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở bậc phổ thông. Ngay khi học phổ thông cơ sở học sinh được tiếp cận với thị trường lao động để nâng cao nhận thức về học nghề. Đó cũng là giải pháp tạo đầu vào cho các trường nghề.
Khuyến khích các em khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở đã có thể học nghề mà không nhất thiết tiếp tục học bậc phổ thông trung học để vào đại học.
Qua thống kê vừa rồi, đăng ký vào đại học có dấu hiệu giảm tương đối rõ. Đây là kết quả bước đầu của đổi mới giáo dục, tăng cường hướng nghiệp.
Một giải pháp nữa đó là tiến hành thắt chặt đầu vào các trường đại học để góp phần hài hòa lượng học sinh chọn học nghề và học đại học.
Đồng thời, chúng tôi có giải pháp đưa 5 trường đại học sư phạm tăng cường đào tạo giáo viên dạy nghề cho bậc phổ thông.
Chúng tôi cũng phối hợp để đào tạo dạy học liên thông nghề nghiệp với các bậc đại học và sau đại học. Mục đích là để tạo động lực cho các em từ học nghề, sau đó học lên đại học và các bậc cao hơn”.
Qua việc trả lời của hai Bộ trưởng có thể thấy Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đang cảm thấy lo lắng cho việc đầu vào của các trường nghề hiện nay.
Trong khi đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tỏ ra rất tự tin về các biện pháp phân luồng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện.
Nguồn tin: giaoduc.net.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Các Phòng, Ban 1.1. Phòng Đào Tạo: Trưởng Phòng: ...